CHIẾC SOFA TRONG VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT

It is a long established fact that a reader will be distracted by the readable content of a page when looking at its layout. The point of using Lorem Ipsum is that it has a more-or-less normal distribution of letters, as opposed to using 'Content here, content here', making it look like readable English.

Post by admin

00:21 - 08/08/2017

Bình luận

Ít ai biết được, vào những năm xưa đầu thế kỷ hai mươi, ông cha ta hoàn toàn không biết đến khái niệm một chiếc ghế dài lót nệm êm, mà thay vào đó là những chiếc phản gỗ làm kỳ công từ cây rừng nguyên miếng. Mãi sau này, chiếc sofa mới dần dần theo người Pháp len lỏi vào văn hoá người Việt, và giờ đây thành vật tối quan trọng cho mọi không gian sống.

Không ai thực sự biết được kể từ năm nào chiếc sofa xuất hiện tại Việt Nam. Chỉ biết lịch sử của nó được khởi nguồn từ nước Pháp xa xôi – đất nước của quyền lực và thịnh vượng.

 

 

Vào những năm 1680, người dân Pháp vẫn ngồi trên chiếc ghế gỗ phẳng mặt truyền thống hoặc ngồi trên những chiếc hộp thùng để tiết kiệm chi phí. Mãi đến đầu thế kỷ thứ mười tám, thời kỳ thịnh vượng của nước Pháp lên ngôi và giới thượng lưu dần dà tìm đến những món nội thất và trang sức sang trọng hơn, thoải mái hơn để thể hiện sự bề thế. Vua Louis thứ 19 của Pháp cùng con của mình đã khởi lưu phong trào độc quyền trong giới quý tộc và những phòng khiêu vũ và phòng giải trí dần dần được ra đời. Những nhà thiết kế nội thất trên toàn nước lúc này được thoả sức sáng tạo những sản phẩm hoàng gia để phục vụ cho hoàng tộc. Và từ đó, chiếc ghế cứng truyền thống đã được bọc nệm bốn bề, và trở thành chiếc ghế trong mọi nhà cuối thế kỷ thứ mười tám.

 

 

Vào đầu thế kỷ thứ hai mươi, người dân Pháp bắt đầu vào đô hộ nước ta, đem theo đó những thiết và truyền thống đáng học tập. Giới quyền quý Pháp thời này đã đặt những thợ thủ công trong nước làm cho họ những chiếc ghế sofa bọc nệm cao su với thiết kế cũ từ quê hương, nhưng không đồng nghĩa văn hoá người Việt thời bấy giờ lại dễ dàng bị ảnh hưởng đến thế. Tính tới lúc này, chiếc phản gỗ và chất liệu của nó vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự quyền quý và giàu có của những bậc trưởng giả và phú hộ xưa.

Theo như những suy đoán mơ hồ, do bản tính và của cải càng tăng cao, người Việt có của thời này dần tìm tới những thú hưởng thụ sung sướng và thoải mái hơn. Chiếc phản gỗ bành trướng từ đó thay đổi thành những chiếc ghế bố to, sau này được lót nệm ngồi và từ từ hoá thân thành chiếc ghế sofa hiện đại. Với một chút cách điệu tân thời, chiếc ghế sofa thời gian đầu vẫn giữ in nguyên những góc cạnh gỗ quý chạm khắc tinh xảo – với một chút cổ điển và vẫn gìn giữ văn hoá thời ấy. Sau này, do nhu cầu di chuyển và tạo tính linh hoạt, vật liệu đóng khung cho sofa ngày càng phong phú hơn và ngày càng sáng tạo hơn trong kiểu dáng.

 

 

Nếu khi xưa chiếc phản gỗ và bàn trà chỉ là nơi cung tiếp những vị khách quý hoặc người thân trong họ, chiếc sofa ngày nay đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Một chiếc sofa đặt giữa phòng khách không những tôn vinh giá trị nghệ thuật của căn phòng, mà còn là tâm điểm cho sự thư thái và là nơi giải trí của mọi gia đình.

Tính tới bây giờ, chiếc ghế sofa đã xuất hiện trên đại đa số các căn hộ Việt Nam. Sau hơn 70 năm văn hoá, chiếc ghế sofa đã dần dần thay đổi cách thiết kế, để trông đẹp mắt hơn, mà còn nâng cao tính tiện dụng của nó. Một chiếc ghế sofa đặt trong phòng khách không những là nơi mọi thành viên trong gia đình quây quần mỗi tối, mà còn là nơi ngả lưng thoải mái cho những vị khách quý lâu ngày ghé thăm.